Phi-líp | Nghịch Cảnh Nghĩa Là Tiến Tới
Lời ngỏ
Kính chào quý vị,
Trong những năm học cấp tiểu học, chúng ta thường có câu châm ngôn để khuyến khích không ngừng nỗ lực như câu: “Thất bại là mẹ thành công”. Điều này đôi lúc cũng khó thực hiện đối với khả năng của con người. Sứ đồ Phao-lô đã nêu cho chúng ta tấm gương sống đạo lúc gặp khốn khó. Xin hãy cùng suy ngẫm và cầu nguyện.
Trong những năm học cấp tiểu học, chúng ta thường có câu châm ngôn để khuyến khích không ngừng nỗ lực như câu: “Thất bại là mẹ thành công”. Điều này đôi lúc cũng khó thực hiện đối với khả năng của con người. Sứ đồ Phao-lô đã nêu cho chúng ta tấm gương sống đạo lúc gặp khốn khó. Xin hãy cùng suy ngẫm và cầu nguyện.
Kinh thánh: Phi-líp 1:12-15
12 Hỡi anh em, tôi muốn anh em biết rằng điều xảy đến cho tôi đã giúp thêm sự tấn tới cho đạo Tin Lành,
13 đến nỗi chốn công đường và các nơi khác đều rõ tôi vì Đấng Christ mà chịu xiềng xích.
14 Phần nhiều trong anh em nhân tôi bị xiềng xích mà có lòng tin rất lớn trong Đấng Christ, dám truyền đạo Đức Chúa Trời chẳng sợ hãi gì.
15 Thật có một đôi người vì lòng ganh tị và cãi lẫy mà rao truyền Đấng Christ, nhưng cũng có kẻ lấy ý tốt mà rao truyền.
Giải thích (Dựa trên sách giảng giải Kinh Thánh của Ray C. Stedman)
Sứ đồ Phao-lô đang ở trong tù tại Rô-ma, viết cho bạn bè của mình ở bờ biển bên kia tại thành phố Phi-líp. Ông thể hiện một phản ứng mà chắc chắn làm cho thế giới ngồi thẳng dậy và chú ý.
Ông hiểu rằng nghịch cảnh có nghĩa tấn tới. Biểu hiện của thái độ này là một thử nghiệm về sự trưởng thành của Cơ đốc nhân. Người tin Chúa đã đủ quen biết Đức Chúa Trời của những điều không thể mà ông đang phục vụ, biết rằng thậm chí thông qua thất bại rõ ràng, Đức Chúa Trời vẫn còn có thể hành động. Một Cơ đốc nhân như vậy đã bắt đầu lớn lên trong Chúa. Ông thừa nhận rằng trong Chúa trở ngại thực sự là một cơ hội, và không có gì thực sự có thể làm nguy hại đến phúc âm. Đó là một tuyên bố tuyệt vời khi bạn nghĩ đến điều đó. Không có điều gì từng nhằm đánh bại lại mang đến thất bại, đó là Đức Chúa Trời hoạt động theo cách của Ngài bất chấp những trở ngại, và tất cả các chướng ngại vật mục đích cuối cùng chỉ để truyền bá đức tin Cơ đốc giáo.
Mục sư Ray tình cờ đọc được câu chuyện của một Mục sư người Pháp gốc Thụy Sĩ đã bị Đức quốc xã giam cầm trong Thế chiến II. Ông nói điều này: “Tôi đã không thể đứng vững, ngoại trừ bằng cách là mỗi ngày tôi cần nhớ lại Gestapo dịch là (mật vụ Đức) đó là bàn tay quyền năng của Chúa – tôi ghi nó vào bàn tay trái. Mật vụ đó được ghi là: “Điều tồi tệ nhất của những bạo chúa sẽ chỉ kết thúc bằng cách hoàn thành ý muốn của Đấng Christ”.
Đó là dấu hiệu vinh quang của Cơ đốc giáo đã làm cho nó trở thành một sức mạnh bất khả chiến bại qua tất cả các thế kỷ.
Và trong phân đoạn kinh thánh ngày hôm nay, Phao-lô viết gửi cho dân Chúa tại Phi-lip là lúc ông đang bị bắt, bị xích ngày và đêm với một người lính La Mã, ông không thể rời khỏi nhà hoặc thành phố Rô-ma mà nơi ông đang cư ngụ.
Bạn hãy tưởng tượng điều hoàn cảnh của Phao Lô như thế nào và có ý nghĩa gì cho bạn.
Ngày đêm ông phải sống trong thao thức, bồn chồn như thế nào khi trong lòng trong trí ông đang mang sứ mạng Chúa ban cho ông là hãy rao Tin Lành của Ngài đến tận cùng trái đất.
Ắt hẳn lúc bấy giờ thật dễ dàng cho Phao-lô nản lòng.
Nhưng hoàn cảnh của Phao-lô rất dễ rơi vào cám dỗ suy nghĩ rằng: “Chúa muốn ông rao giảng phúc âm và tình yêu của Ngài. Nhưng tại sao Chúa để những điều này xảy ra?
Ông có thể trách Chúa là: “Nhiều lần con đã cố gắng vì danh Chúa nhưng tại sao con đã phải chịu nhiều đau đớn tù tội trên đường thực hiện sứ mạng Chúa giao.”
Bạn có bao giờ cảm thấy như vậy không?
Chắc hẳn thật dễ dàng cho Phao Lô bực dọc với hoàn cảnh mà ông đang trải qua. Sự bắt bớ này không phải một lần, nhưng xảy ra hết tháng này qua tháng nọ cứ tiếp tục bị đè nén và dường như không có gì thay đổi trên cuộc đời của ông.
Nhưng như chúng ta đọc những bức thư do ông gởi đến từ những ngày ấy thì không thấy có một lời than vãn nào.
Thay vào đó là một tinh thần bày tỏ sự đắc thắng tuyệt diệu và ông biểu hiện tấm lòng hết sức lạc quan và tự tin. Tại sao như vậy?
Khi ông bị cám dỗ ông chắc chắn đã tin cậy và phó thác hoàn toàn vào những gì ông biết về Đức Chúa Trời của mình. Nói cách khác, khi đối mặt với sự cám dỗ để băn khoăn và bực dọc, thì ông tin vào lời hứa và sự giải cứu từ Đức Chúa Trời.
Trước đó ông đã viết cho chính những con cái Chúa tại thành Rô-ma mà ông hiện đang có mặt với họ. “Mọi sự hiệp lại làm ích cho người yêu mến Đức Chúa Trời, là kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định” (Rô-ma 8:28).
Và ông tin điều đó! Mặc dù những điều đang xảy ra với ông đã không mang lại sự cứu giúp nào, nhưng ông vẫn luôn tin cậy nơi Chúa, và từ lòng tự tin ấy của ông cho chúng ta thấy ngay cả những điều ông đang phải đối diện mọi điều chống lại ông thì cũng đang thực hiện mục đích của Đức Chúa Trời trên đời sống của ông.
Bài học áp dụng
Bạn bè của sứ đồ Phao-lô lo lắng chờ đợi tin tức của ông, nhưng trọng tâm của bức thư của vị Sứ Đồ đã không nhắm vào việc tù đày của ông nhưng nhắm vào mục đích không thể thất bại của Đức Chúa Trời đang hành động để thực hiện ý muốn của Ngài trong mọi hoàn cảnh của ông.
Chúng ta có muốn học tin cậy vào những đường lối của Đức Chúa Trời để những người khác được khuyến khích bởi lòng tự tin của chúng ta vào Ngài không?
Cầu nguyện
Lạy Đức Chúa Cha, lòng tin cậy của con nơi Ngài không phải vì mục đích ích kỷ của con, nhưng lòng tin của con nơi Ngài giúp con nhận ra rằng, chính Chúa đang sống và hành động qua cuộc đời con.
Trong đời sống con có những cuộc vật lộn, tranh đấu trong tâm trí, xin giúp con luôn có những suy nghĩ tích cực và những nghi ngờ sẽ không giúp con thay đổi hoàn cảnh hiện tại. Con tin Đức Chúa Giê-xu Christ đã sống lại, sự sống của Ngài ở trong con, và Ngài hoàn toàn có thẩm quyền thỏa đáp mọi tình huống của cuộc đời con. Xin Chúa cho con nhìn vào Ngài, và học cách vui mừng trong chiến thắng của Ngài. Nhân danh Chúa Giê-xu. Amen.
N.L.T
Cảm ơn bạn đã nghe và đọc bài tĩnh nguyện này. Nếu có thắc mắc về Lời Chúa, tìm hiểu thêm về niềm tin hoặc đóng góp ý kiến cho chương trình vui lòng để lại lời nhắn bên dưới hoặc liên hệ với Ban Biên Tập, chúng tôi sẽ hồi đáp sớm nhất.
Xin vui lòng trích dẫn nguồn khi phát hành lại bài viết.
Nhận xét
Đăng nhận xét