Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2024

Ma-thi-ơ | Mục Đích Của Dấu Lạ

Con người thường tò mò và thích thú với những hiện tượng lạ lùng, siêu nhiên hay phi thường vì những điều đó vượt quá khả năng thông thường của con người hay những quy luật trong tự nhiên. Con người ai cũng biết có sự tồn tại của một thế giới thần linh, và những việc làm trong thế giới thần linh sẽ trở thành lạ lùng đối với con người, vì đây là những điều mà với kiến thức và sự hiểu biết của con người không thể lý giải nổi, nên người ta thường gọi đó là phép lạ. Kinh Thánh gọi là “dấu kỳ, phép lạ” vì đó là công việc của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, ma quỷ cũng có thể làm được những việc lạ thường ấy nhưng động cơ của nó thì hoàn toàn trái ngược với mục đích của Đức Chúa Trời. Có nhiều người tin Chúa đã thắc mắc rằng “Đức Chúa Trời là chân thật thì tại sao Ngài không làm những dấu lạ để con người có thể nhìn thấy sự hiện diện của Ngài một cách rõ ràng, hầu cho mọi người có thể tin rằng có Đức Chúa Trời?” Ắt hẳn Đức Chúa Trời có thể làm những dấu kỳ, phép lạ lớn lao, kịch tính, để buộc ngườ...

Ma-thi-ơ | Lời Nói & Tấm Lòng

Con người là loài thọ tạo duy nhất được Đức Chúa Trời ban khả năng truyền thông bằng lời nói. Vì vậy, lời nói đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người chúng ta. Trừ những người mất khả năng nói, tất cả chúng ta đều phải nói mỗi ngày. Người ta tính một người bình thường một ngày phải nói chuyện tối thiểu khoảng 30 lần và nếu tổng hợp những lời nói đó lại thì có thể đóng thành một quyển sách dày khoảng 50-60 trang. Mỗi năm lời nói của người ấy có thể chứa trong hơn 100 quyển sách, mỗi quyển dày 200 trang. Chúng ta sử dụng lời nói quá nhiều nên không có gì lạ khi chúng ta dễ dàng vấp phạm trong lời nói. Kinh Thánh đề cập rất nhiều về lời nói. Tác giả sách Châm Ngôn có rất nhiều lời khuyên về lời nói, như: “Hễ lắm lời, vi phạm nào có thiếu; Nhưng ai cầm giữ miệng mình là khôn ngoan.” (Châm Ngôn 10:19), “Sự buồn rầu ở nơi lòng người làm cho nao sờn; Nhưng một lời lành khiến lòng vui vẻ.” (Châm Ngôn 12:25). Trong thư tín Gia-cơ cũng bàn nhiều về cái lưỡi và sức mạnh của lời nó...

Ma-thi-ơ | Tội Không Được Tha

“Có tội ác nào tày trời đến độ không thể tha thứ được không?” Đây là tiêu đề của một bài báo trong năm 2014 của tạp chí Times. Tiêu đề này là lời trích dẫn câu hỏi của một vị luật sư người Campuchia. Vị này tiết lộ mình đã từng làm giám đốc cơ quan mật vụ của Khơ-me đỏ. Sau 20 năm lẩn trốn, nay ông thú nhận là ông đã trực tiếp nhúng tay vào vụ thảm sát ít nhất là 12.000 người Khơ-me. Sau khi thú nhận những tội lỗi tày trời đó và tự hỏi tội giết người thảm sát như thế có được tha thứ không? Một vị mục sư thuộc tỉnh Bat-ta-na-pan đã giúp người này ăn năn tội lỗi và tiếp nhận Đức Chúa Jêsus để nhận được sự tha thứ. Lời Chúa cho chúng ta hôm nay được chép trong Ma-thi-ơ 12:30-32 với chủ đề TỘI KHÔNG ĐƯỢC THA . 30 Ai không ở với ta, thì nghịch cùng ta; ai không thâu hiệp với ta, thì tan ra. 31 Ấy vậy, ta phán cùng các ngươi, các tội lỗi và lời phạm thượng của người ta đều sẽ được tha; song lời phạm thượng đến Đức Thánh Linh thì sẽ chẳng được tha đâu. 32 Nếu ai nói phạm đến Con người, thì sẽ...

Thi Thiên | Đức Chúa Trời Mạnh Như Thế Nào?

Có câu chuyện kể về một nhân viên bán máy hút bụi, ông đến một vùng đồi núi xa xôi hẻo lánh để giới thiệu sản phẩm vào một nhà kia và ông bắt đầu quảng cáo hàng: “Thưa bà, tôi đảm bảo với bà rằng máy hút bụi này đủ mạnh để hút tất cả các bụi bẩn trên sàn nhà bà.” Sau đó, ông đi xuống bếp và lấy một vốc đầy tro trong đôi bàn tay, ném xuống sàn nhà, và nói: “Tôi thử cho bà xem nhé, máy hút bụi sẽ hút sạch bụi tro mà tôi mới vảy lên sàn và tôi tôi đảm bảo với bà rằng nếu như máy hút bụi này không làm sạch được thì tôi sẽ dùng muỗng để hốt tro mà ăn.” Người chủ nhà nói ngay: “Vâng, tốt hơn là ông nên bắt đầu ăn đi, dù máy hút bụi của ông mạnh cỡ nào thì cũng vô dụng, bởi vì nhà tôi không có mắc điện.” Có những thứ người ta cho rằng có đủ sức mạnh làm nên mọi sự nhưng nó cũng trở nên vô dụng. Nhưng Chúa của chúng ta thì không bao giờ bị giới hạn, quyền năng của Ngài không thể suy lường. Xin mời quý vị cùng tôi khám phá ĐỨC CHÚA TRỜI MẠNH NHƯ THẾ NÀO qua Lời Chúa hôm nay trong Thi Thiên 68:...

Thi Thiên | Gánh Nặng & Ơn Phước

Đã là con người thì ai cũng phải mang gánh nặng. Gánh nặng đó có thể là thể chất thấy được nhưng cũng có thể về mặt tinh thần cũng như thuộc linh không thấy được. Là con cái Chúa chúng ta nhìn nhận gánh nặng đó như thế nào? Tùy vào thái độ của chúng ta sẽ khiến chúng ta có một đời sống tích cực hay tiêu cực, cũng một gánh nặng đó nhưng người thì có một đời sống nhẹ nhàng trong khi người khác phải vật lộn để sống. Xin mời quý vị cùng tôi đến với Chúa qua Lời của Ngài trong Thi Thiên 68:19-27 và chúng ta sẽ cùng suy ngẫm Lời Chúa hôm nay với chủ đề GÁNH NẶNG & ƠN PHƯỚC . 19 Đáng ngợi khen Chúa thay, là Đấng hằng ngày gánh gánh nặng của chúng tôi, Tức là Đức Chúa Trời, sự cứu rỗi của chúng tôi. 20 Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời giải cứu chúng tôi; Ấy là nhờ Chúa Giê-hô-va mà loài người được tránh khỏi sự chết. 21 Nhưng Đức Chúa Trời sẽ đạp nát đầu kẻ thù nghịch Ngài, đỉnh tóc của kẻ cứ phạm sự gian ác. 22 Chúa đã phán rằng: Từ Ba-san ta sẽ dẫn dân ta về, đem chúng nó lên khỏi biển sâ...

Thi Thiên | Bạn Có Chia Sẻ Không?

Thời đại ngày nay việc chia sẻ không còn là một khái niệm xa lạ gì với mọi người. Người ta thường hiểu rằng chia sẻ là cho đi, là san sẻ cho người khác cái gì của mình, chẳng hạn chia sẻ thức ăn, áo quần… cho người khó khăn, đó là biểu hiện của sự cảm thương và đồng cảm đáng trân quý. Nhưng sự chia sẻ không chỉ là ở khái niệm của vật chất, đó là những thứ thuộc về tinh thần, cách sống, tri thức, thông tin trong cuộc sống, người ta chia sẻ thậm chí những thứ mình không có, không biết và không phải của mình. Vì thế, sự chia sẻ xuất phát từ tình cảm của con người đôi khi tốt nhưng cũng có lúc gây thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực. Vậy, là con cái Chúa bạn cần chia sẻ điều gì có giá trị, có ý nghĩa và chắc chắn là ích lợi cho người khác. Trong giờ tĩnh nguyện hôm nay xin mời các bạn tiếp tục Thi Thiên 67:1-7 để biết điều mình cần chia sẻ là gì và có một câu hỏi dành cho bạn sau khi suy ngẫm Lời Chúa hôm nay, đó là BẠN CÓ CHIA SẺ KHÔNG? 1 Nguyện Đức Chúa Trời thương xót chúng tôi, và ban phư...

Ma-thi-ơ | Năng Quyền Trói Buộc Ma Vương

Chuyện kể về một nhà thơ tài hoa Việt Nam vào thế kỷ 19 tên là Cao Bá Quát, tính tình bất khuất, thường có ý khinh thị những người có quyền chức mà bất tài. Có lần, ông Cao chứng kiến hai quan triều ẩu đả nhau, Vua Tự Đức mời ông vào khai rõ sự việc. Ông Cao miệng thuật, tay chỉ trỏ: Bên này nói chó (chỉ tay về mình). Bên kia nói chó (chỉ tay vào nhà vua). Hai bên đều chó (chỉ tay cả mình lẫn nhà vua). Họ túm lấy họ (ra bộ túm nhau). Thần thấy thế nguy, thần chạy! Vua Tự Đức biết Cao Bá Quát chơi xỏ mình nhưng không thể bắt bẻ gì được. Những chi tiết nhỏ nhặt ấy tích tụ lâu ngày, cuối cùng dẫn đến bản án tử hình cho Cao Bá Quát. Tương tự như vậy, con người chúng ta rất dễ rơi vào cạm bẫy của ma quỷ mà chỉ trích, tố cáo, hay thậm chí là vu cáo nhau. Chúng ta cùng quay lại phân đoạn Kinh Thánh hôm nay trong Ma-thi-ơ 12:22-29 để xem Đức Chúa Jêsus đã làm việc gì mà bị vu cáo, và Ngài đã đáp trả lại sự vu cáo đó như thế nào nhé! 22 Bấy giờ có kẻ đem đến cho Đức Chúa Jêsus một người mắc qu...

Ma-thi-ơ | Thời & Kỳ

Nhà truyền đạo danh tiếng, cũng từng được gọi là nhà thông thái nhất từ cổ chí kim không ai sánh bằng là vua Sa-lô-môn. Trong sách Truyền Đạo ông đã tóm lược về bổn phận ưu tiên hàng đầu của con người là phải: kính sợ Chúa . Cũng trong sách này, có đoạn ông đã bày tỏ rằng, mọi thời điểm trên thế giới này thật ra đều có “kỳ định” trong chương trình của Chúa Toàn Năng. Cuộc đời con người cũng vậy, Đức Chúa Trời đều có kỳ định cho mỗi người khác nhau. Vậy nên chúng ta cùng xem xét lời dạy của Đức Chúa Jêsus trong Ma-thi-ơ 12:15-21 về thời điểm và kỳ định này như thế nào. 15 Song Đức Chúa Jêsus biết điều ấy, thì bỏ đi khỏi chỗ đó; có nhiều người theo, và Ngài chữa lành cả. 16 Ngài cấm ngặt họ đừng cho ai biết Ngài; 17 để được ứng nghiệm lời đấng tiên tri Ê-sai đã nói rằng: 18 Nầy, tôi tớ ta đã chọn, Là người mà ta rất yêu dấu, đẹp lòng ta mọi đàng. Ta sẽ cho Thánh Linh ta ngự trên người, Người sẽ rao giảng sự công bình cho dân ngoại. 19 Người sẽ chẳng cãi lẫy, chẳng kêu la, Và chẳng ai ng...

Ma-thi-ơ | Ngày Nghỉ & Việc Lành

Trên mạng truyền thông xã hội trong khoảng thời gian trước (khoảng vào tháng 01/2019) đã có nhiều phản ứng gay gắt, và nhiều lời bình luận không hay về một bức ảnh được cho là đã chụp tại trước cửa phòng cấp cứu của một bệnh viện, hay một trung tâm y tế tại Việt Nam. Tấm ảnh chụp rõ nét tấm bảng viết bằng tiếng Việt hàng chữ “hết giờ cấp cứu”. Trong khi bên trong phòng cấp cứu đèn sáng, nhưng cửa ra vào đã đóng kín, và cửa hàng rào bảo vệ bên ngoài được kéo chặt. Cho dù có thể quy mô và quy định của trung tâm y tế hay bệnh viện này được phép có giờ nghỉ giữa đêm khuya nhưng nếu đã gọi là “cấp cứu” tại trung tâm y tế hay bệnh viện thì đều liên quan đến đạo đức nghề nghiệp là cứu người lúc khẩn cấp. Vì đã gọi là phòng cấp cứu thì phải luôn mở cửa 24/24 giờ suốt 7 ngày trong tuần; và phải có người túc trực dù chỉ là một người trong thời gian hoạt động. Dù phòng cấp cứu có mô hình rất nhỏ và chỉ là sơ cấp cứu, tức căn bản nhất của việc cấp cứu trong tình trạng khẩn cấp, thì cũng không nên ...

Thi Thiên | Tại Sao Lại Có Những Thử Thách?

Có bao giờ quý vị chứng kiến người thợ bạc luyện bạc hay vàng chưa? Bạc và vàng được phân kim từ quặng và được lửa làm cho tinh ròng hơn. Lửa nung bỏ cáu cặn và kim loại thường để còn lại bạc hoặc vàng ròng. Thợ bạc có thể thử nghiệm hoặc tinh chế các kim loại quý như bạc và vàng. Nhưng họ không thể thử nghiệm hoặc tinh luyện tấm lòng của con người. Người thợ bạc tinh luyện bạc hay vàng để có được bạc, vàng không còn lẫn tạp chất, bạc hay vàng phải được luyện lọc thì mới có giá trị. Đức Chúa Trời cũng dùng cách này để tôi rèn con cái của Ngài. Như Châm Ngôn 17:3 đã nói: “Nồi dót để luyện bạc, lò để luyện vàng; Nhưng Đức Giê-hô-va thử lòng của loài người.” Chỉ có Chúa mới có thể thử luyện và thanh tẩy tấm lòng của chúng ta qua việc cho phép những thử thách đến với chúng ta. Thì giờ tĩnh nguyện hôm nay chúng ta sẽ cùng suy ngẫm Lời Chúa trong Thi Thiên 66:8-20 để có thể trả lời được câu hỏi thắc mắc của nhiều người, đó là TẠI SAO LẠI CÓ NHỮNG THỬ THÁCH? 8 Hỡi các dân, hãy chúc tụng Đức...

Thi Thiên | Lời Mời Gọi

Trong cuộc sống mỗi ngày chúng ta thường đối diện với nhiều lời mời gọi, có những tiếng gọi chúng ta muốn nghe nhưng cũng có những tiếng gọi chúng ta không thích nghe hoặc có những lời mời gọi cần thiết và giúp ích cho đời sống nhưng cũng có nhiều lời mời gọi khiến chúng ta sa vào cạm bẫy. Vì thế chúng ta cần phải có sự khôn ngoan để phân biệt được lời mời gọi nào là tốt và cần thiết cho mình để sớm đáp ứng với lời mời gọi ấy kịp thời nhưng cũng biết từ chối và tránh xa những lời mời gọi hấp dẫn nhưng phía sau đó là những cám dỗ khôn lường. Hôm nay, chúng tôi cũng có LỜI MỜI GỌI gửi đến quý vị, hãy đến với Chúa theo như Lời Chúa trong Thi Thiên 66:1-7 . Ước ao những ai nghe lời mời gọi này đều có sự đáp ứng tích cực để Danh Chúa được vinh hiển và mỗi đời sống chúng ta đều được phước. 1 Hỡi cả trái đất, Khá cất tiếng reo mừng Đức Chúa Trời. 2 Hãy hát ra sự vinh hiển của danh Ngài, Hãy ngợi khen và tôn vinh Ngài. 3 Hãy thưa cùng Đức Chúa Trời rằng: Các việc Chúa đáng sợ thay! Nhân vì qu...

Thi Thiên | Cầu Nguyện & Ngợi Khen

Thông thường khi đến với Chúa trong sự cầu nguyện thì đa số chúng ta chỉ biết cầu xin Chúa, mà lại quên đi những phước hạnh và những điều tốt lành Chúa đã ban cho để cảm tạ Ngài. Vì vậy, từ hôm nay trước khi cầu xin Chúa điều gì, chúng ta cần trước hết dành thời gian suy ngẫm về cuộc sống của mình, nhớ lại những điều tốt lành Chúa đã làm cho chúng ta, có những lúc Chúa đã can thiệp và cung ứng cách kịp thời như thế nào để dâng lời ngợi khen, cảm tạ Ngài về những phước hạnh Chúa đã ban cho. Xin mời quý vị cùng tôi đọc Thi Thiên 65:1-4 và cùng suy ngẫm Lời Chúa hôm nay với tinh thần CẦU NGUYỆN & NGỢI KHEN . 1 Hỡi Đức Chúa Trời, tại Si-ôn người ta mong đợi ngợi khen Chúa; Họ sẽ trả sự hứa nguyện cho Chúa. 2 Hỡi Đấng nghe lời cầu nguyện, Các xác thịt đều sẽ đến cùng Ngài. 3 Sự gian ác thắng hơn tôi: Còn về sự vi phạm chúng tôi, Chúa sẽ tha thứ cho. 4 Phước thay cho người mà Chúa đã chọn và khiến đến gần, Đặng ở nơi hành lang Chúa: Chúng tôi sẽ được no nê vật tốt lành của nhà Chúa, Là ...

Ma-thi-ơ | Chúa Của Ngày Sa-bát

Bạn nghĩ gì khi nghe nói đến từ “ngày sa-bát”? Về mặt ngữ nghĩa, đối với một số người có lẽ hai từ này còn xa lạ. Muốn biết từ này cách cặn kẽ, chúng ta cần phải quay lại với nguồn gốc xuất phát của nó. Lời Chúa cho chúng ta hôm nay được chép trong Ma-thi-ơ 12:6-8 . 6 Vả lại, ta phán cùng các ngươi, tại chỗ nầy có một đấng tôn trọng hơn đền thờ. 7 Phải chi các ngươi hiểu nghĩa câu nầy: Ta muốn lòng nhân từ, không muốn của tế lễ, thì các ngươi không trách những người vô tội; 8 vì Con người là Chúa ngày Sa-bát. Kinh Thánh trong Sáng Thế Ký 2:1-3 cho biết, sau khi Đức Chúa Trời đã tạo nên muôn vật trong sáu ngày: “Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.” Cụm từ “ngày thứ bảy” được đề cập ba lần trong các câu trên. Từ “ngày thứ bảy” ...