Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2024

Thi Thiên | Những Điều Chúa Đã Không Làm

Thường thì chúng ta hay quên những ơn phước Chúa ban, vì thế chúng ta cũng ít nhớ để ngợi khen, cảm tạ Chúa về những điều Ngài đã làm cho chúng ta. Charles Spurgeon nói rằng: “Chúng ta thường viết những ơn phước mà chúng ta nhận được lên trên cát, nhưng lại khắc các lời lằm bằm của mình vào đá cẩm thạch.” Ngày hôm nay, chúng ta không chỉ cảm tạ về những ơn phước Chúa ban mà cần phải cảm tạ Chúa cả về những điều Ngài đã không làm cho chúng ta như Lời Chúa đã chép: “Ngài không đãi chúng tôi theo tội lỗi chúng tôi, Cũng không báo trả chúng tôi tùy sự gian ác của chúng tôi.” (Thi Thiên 103:10). Thì giờ này chúng ta cùng đọc Thi Thiên 103:6-12 và biết ơn Chúa về NHỮNG ĐIỀU CHÚA ĐÃ KHÔNG LÀM đối với những kẻ đáng hư mất như chúng ta. 6 Đức Giê-hô-va thi hành sự công bình và sự ngay thẳng cho mọi người bị hà hiếp. 7 Ngài bày tỏ cho Môi-se đường lối Ngài. Và cho Y-sơ-ra-ên biết các công việc Ngài. 8 Đức Giê-hô-va có lòng thương xót, hay làm ơn, chậm nóng giận, và đầy sự nhân từ. 9 Ngài khôn...

Ma-thi-ơ | Vô Tín & Hoài Nghi

Trong phòng trưng bày ở viện bảo tàng Vatican có treo bức tranh cuối cùng của Raphael, một họa sĩ tài ba người Ý trong thời đại Phục Hưng thế kỷ thứ XVI, bức tranh có đề tựa là “Sự Hóa Hình”. Có người cho rằng đây là kiệt tác hay nhất của ông. Phần trên cùng ông vẽ Chúa Jêsus với vinh quang rực rỡ, bên dưới là nhà lãnh đạo Môi-se ở bên trái và tiên tri Ê-li ở bên phải. Bên dưới nữa là ba môn đồ, Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng, họ phải che mắt lại trước sự chói sáng rạng lòa của Chúa Jêsus. Trên mặt đất là cậu bé bị quỷ ám đáng thương, miệng đang há to. Và bên cạnh cậu bé là người cha với vẻ mặt mệt mỏi và thất vọng. Xung quanh họ là những đám đông, có cả những người chống đối Chúa và chín môn đồ còn lại, một số môn đồ đang đưa tay chỉ lên trên nơi Chúa Jêsus đang hóa hình với ánh sáng chói lòa. Qua bức tranh trên, họa sĩ Raphael đã diễn tả về khung cảnh trái ngược giữa vinh quang thiên thượng và thế giới thực tế với sự đau khổ và biết bao nan đề cần cứu giúp đang chờ đợi ở bên dưới. Đây là ...

Ma-thi-ơ | Yên Lặng & Kiên Nhẫn

Có người đã ví cuộc đời như một trò chơi xếp hình những mảnh ghép của một bức tranh. Người nào cũng được phát 1000 miếng ghép, và ai cũng có một thời gian nhất định để hoàn thành bức tranh ấy. Có người mới đầu rất hứng thú với những mảnh ghép đầu tiên, có người lại chỉ tập trung ghép được một thời gian ngắn, có người ghép được nửa bức tranh… đa phần người ta không đủ kiên nhẫn để tìm hiểu, rồi nóng nảy và cố gắng chắp vá, chồng chéo tất cả vào nhau, đến lúc rối tung, mệt mỏi, chán nản, thắc mắc, phàn nàn rồi bỏ cuộc. Chỉ có người chịu khó kiên nhẫn, tận tụy, tập trung cho đến mảnh ghép cuối cùng. Để hoàn thành được bức tranh có đầy đủ 1000 mảnh ghép đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại, yên lặng, tập trung vào mục đích mà mình đang làm thì mới có thẻ tận hưởng vẻ đẹp hoàn thành công trình của mình. Kiên nhẫn và yên lặng là hai đức tính cần có của mỗi Cơ Đốc nhân trên con đường đức tin bước đi với Chúa. Chúng ta cùng xem xét chủ đề này qua đoạn Kinh Thánh hôm nay trong Ma-thi-ơ 17:9-13 . 9 Đan...

Ma-thi-ơ | Chúa Muốn Tôi Làm Gì?

Núi Hẹt-môn nằm cách Sê-sa-rê Phi-líp khoảng 23km, đó là một ngọn núi cao gần 3,000m. Từ trên đỉnh núi có thể nhìn thấy đến Biển Chết ở đầu bên kia Pa-lét-tin cách đó 160km. Nếu đặc tính của Biển Hồ Ga-li-lê là hay nổi sóng ba đào rất nhanh và rất nguy hiểm bởi dưới lòng Biển Hồ có nhiều vùng trũng, vùng trồi sụt như dãy núi thì đặc tính của núi Hẹt-môn là thường xuất hiện những hiện tượng mây tụ lại rất nhanh trên đỉnh núi, chỉ vài phút mây tụ lại dày đặc trên đỉnh núi và cũng có thể tan ra nhanh như khi tụ lại. Đoạn Kinh Thánh hôm nay trong Ma-thi-ơ 17:1-8 cho thấy một hiện tượng có một không hai mà Chúa Jêsus đã bày tỏ cho ba môn đồ thân tín của Ngài. 1 Khỏi sáu ngày, Đức Chúa Jêsus đem Phi-e-rơ, Gia-cơ, và Giăng là em Gia-cơ, cùng Ngài đi tẽ lên núi cao. 2 Ngài biến hóa trước mặt các người ấy, mặt Ngài sáng lòa như mặt trời, áo Ngài trắng như ánh sáng. 3 Nầy, có Môi-se và Ê-li hiện đến, nói chuyện cùng Ngài. 4 Phi-e-rơ bèn cất tiếng thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Lạy Chúa, chúng t...

Thi Thiên | Không Ngừng Ngợi Khen

Cuộc sống con người có lúc hạnh phúc cũng có lúc đau buồn. Trong những lúc gặp thử thách, Lời Chúa dạy chúng ta hãy cầu nguyện, còn những lúc vui mừng, hãy ngợi khen Chúa. Gần đây tôi khám phá ra rằng Kinh Thánh nói rất nhiều về sự ngợi khen, ca ngợi Đức Chúa Trời và tôn vinh Ngài. Đặc biệt là sách Thi Thiên – một trong những quyển sách dài nhất và được yêu thích nhất trong Kinh Thánh, là sách có nhiều lời ngợi ca dâng lên Đức Chúa Trời. Thi Thiên và thánh ca có thể là phương tiện để dạy dỗ và khuyên bảo nhau và dùng sự hướng dẫn Lời Chúa để đối đáp cùng nhau và hát mừng ngợi khen Chúa. Hôm nay chúng ta tiếp tục cùng tác giả Thi Thiên ngợi khen Chúa với một tinh thần KHÔNG NGỪNG NGỢI KHEN . Xin mời quý vị cùng tôi đọc Thi Thiên 103:1-5 và noi gương Đa-vít, dành thì giờ này đến với Chúa, dâng lên Ngài lời ngợi ca và chúc tụng. 1 Hỡi linh hồn ta, khá ngợi khen Đức Giê-hô-va! Mọi điều gì ở trong ta hãy ca tụng danh thánh của Ngài! 2 Hỡi linh hồn ta, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, chớ ...

Thi Thiên | Những Ngày Gian Truân

Một ngày nọ, tôi gọi điện thoại cho một người bạn của tôi đang làm công tác truyền giáo và hỏi anh ấy rằng: “Công việc tiến triển ra sao?” Anh ấy bình thản đáp: “Ồ! Tôi đang gặp phải một ngày rắc rối, khó chịu đây!” Hễ lúc nào bạn gặp phải ngày gian truân, khi mà mọi thứ dường như trở nên tồi tệ, chẳng hạn như là các chương trình, kế hoạch của bạn bị phá vỡ, bạn cảm thấy không được khoẻ, bạn gặp nhiều rắc rối, phải mang lấy những gánh nặng và như thể tất cả mọi lực lượng thù địch đều đang chống lại bạn thì bạn hãy đọc Thi Thiên 102. Thì giờ này xin mời quý vị cùng tôi đọc Thi Thiên 102:1-11 và tìm thấy được sự an ủi, nâng đỡ từ nơi Chúa trong NHỮNG NGÀY GIAN TRUÂN . 1 Hỡi Đức Giê-hô-va, xin nghe lời cầu nguyện tôi, nguyện tiếng tôi thấu đến Ngài. 2 Trong ngày gian truân, xin chớ giấu mặt Ngài cùng tôi; Xin hãy nghiêng tai qua nghe tôi; Trong ngày tôi kêu cầu, xin mau mau đáp lại tôi. 3 Vì các ngày tôi tan như khói, xương cốt tôi cháy đốt như than lửa. 4 Lòng tôi bị đánh đập, khô héo n...

Thi Thiên | Tấm Lòng & Tổ Ấm Gia Đình

Có một cặp vợ chồng cao tuổi vui tính thường đến tham dự thờ phượng tại Hội Thánh mà tôi quản nhiệm. Một ngày kia, họ gặp tôi nói rằng: “Thưa mục sư! Chúng tôi vừa chuyển đến ở tại một ngôi nhà mới, chúng tôi kính mời ông bà đến dự lễ tân gia!” Vì thế, vợ chồng tôi đã đi đến ngôi nhà mới ấy, đọc Thánh Kinh, cầu nguyện và cử hành lễ khánh thành nhà để làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Theo quý vị, bộ phận quan trọng nhất của một ngôi nhà là gì? Có thể bạn sẽ nói ngay rằng đó là cái móng nhà, hệ thống lò sưởi hoặc hệ thống ống nước. Nhưng phần quan trọng nhất của một ngôi nhà chính là gia đình. Và phần quan trọng nhất của gia đình đó lại chính là tấm lòng của những thành viên sống trong ngôi nhà ấy. Đó là điều Đa-vít đã nói đến khi ông đang dâng ngôi nhà mình cho Đức Giê-hô-va và điều này đã được ghi lại trong Thi Thiên 101:1-8 . Xin mời quý vị cùng tôi suy ngẫm Thi Thiên này với chủ đề TẤM LÒNG & TỔ ẤM GIA ĐÌNH . 1 Tôi sẽ hát xướng về sự nhân từ và sự công bình; Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi sẽ...

Ma-thi-ơ | Con Người Ngự Đến Trong Nước Ngài

Mục sư Nguyễn Văn Huệ, chủ bút của tạp chí Hướng Đi Ministries, trong một bài viết chủ đề “Nước Trời” ông đã ghi thế này: “Người Việt cần biết Nước Trời. Nước Trời ở gần người cầu xin, Nước Trời đến với cá nhân, gia đình, dòng họ và dân tộc. Nước Trời ở trong lòng chúng ta. Không có hàng rào nào có thể phân cách người tin với Nước Trời. Nước Trời tự do. Nước Trời vĩnh cửu. Nước Trời là vương quốc. Nước Trời không biên giới. Nước Trời không bao giờ tàn rụi vì Vua Trời là Đấng không hề thay đổi. Người được vào Nước Trời giống như người có quyền nhập tịch Thiên Quốc. Điều kiện duy nhất để vào Nước Trời là tin Trời và cầu Trời. Tin cậy và vâng lời một mình Ông Trời vì ai kêu cầu Danh Đức Chúa Trời thì được cứu.” Vậy thì, Nước Trời đang ở đâu trong cuộc đời của quý vị? Hãy nghe Chúa Jêsus khuyên dạy chúng ta về ưu tiên trước nhất trong cuộc đời: “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa.” (Ma-thi-ơ 6:33). Tuy ...

Ma-thi-ơ | Sự Sống Mới

Theo các bạn thì “sống” và “tồn tại” giống hay khác nhau? Mới nghe qua thì tưởng rằng hai điều này là một. Nghĩa là “sống” là “tồn tại”, ngược lại “tồn tại” tức là “sống”. Thế nhưng, đây là hai điều rất khác biệt nhau. Tùy quan điểm nhấn mạnh như thế nào mà có thể bày tỏ người đó đang “sống” hay người đó đang “tồn tại”.  “Tồn tại” là tình trạng của một người, một vật có sự hô hấp để duy trì sự có mặt trên đời. Đối với một người cho rằng mình đang “tồn tại” thì đó là người còn có phổi để thở, có tim để đập và cung cấp máu, có “mặt” hay có “hiện diện” trên trái đất này. Thế nhưng, “sống” thì chỉ về một cuộc đời biết cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống, và khi sống thì có mục đích để sống và sống có giá trị cho mình và cho nhiều người. Đó là người cảm nhận có sự bình an trong tâm hồn, niềm vui trong lòng, có ý chí lý trí tình cảm trong từng giây phút của cuộc đời, và nhất là có sức sống mới từ bên trong lan toả ra bên ngoài. Lời Chúa cho hôm nay trong Ma-thi-ơ 16:24-26 có chép: 24 Đức Chú...

Ma-thi-ơ | Việc Chúa Hay Việc Người?

Vào thế kỷ 14 tại đại học Oxford nước Anh, có một vị giáo sư thần học tên là John Wycliffe, ông là một học giả lỗi lạc lúc ấy. Nhận thấy giáo dân hoàn toàn không biết đến Kinh Thánh, nên ông đã quyết tâm phiên dịch Kinh Thánh từ nguyên văn Hê-bơ-rơ và Hi Lạp ra tiếng Anh để phổ biến. Việc làm trong nhiều năm của ông đã bị mọi giới đương thời phản đối. Họ xem việc làm của ông là làm theo ý riêng, chỉ để thỏa mãn công việc nghiên cứu ông, và mọi người còn lên án ông là dụng cụ của ma quỷ, nên công việc dịch Kinh Thánh này bị liệt vào tà đạo. Vì người ta cho rằng Lời Kinh Thánh không thể biên dịch ra một thứ tiếng nào khác ngoài tiếng La-tin, là tiếng mà chỉ được giới học giả và các giám mục nghiên cứu rồi giảng ra cho tín hữu. Ba mươi năm sau khi John Wycliffe mất, giáo hội vẫn còn tuyên bố ông là tà đạo. Mộ của ông bị khai quật, xương bị thiêu cháy và tro bị rải trên sông. Một sử gia đương thời đã viết về sự kiện này như sau: “Người ta thiêu cháy xương của Wycliffe, tro rải trên dòng su...

Thi Thiên | Nhiệm Vụ Cao Cả

Hễ khi nào bạn hát xướng tụng ca Chúa trong buổi thờ phượng thì hãy nhớ rằng bạn đang ca tụng Chúa như sự ca tụng được tường thuật trong Thánh Kinh Thi Thiên 100:1-5 đã ghi. Thi Thiên này là lời chỉ dẫn tóm lược về cách thức thờ phượng Chúa. Thờ phượng là bổn phận và nhiệm vụ của con dân Chúa đối với Đức Chúa Trời cao cả vĩ đại. Thế nhưng, có nhiều Cơ Đốc nhân sau khi kết thúc giờ thờ phượng đã hỏi nhau rằng: “Bạn nhận được gì qua buổi thờ phượng?” Tuy nhiên, câu hỏi chúng ta đáng phải đặt ra là: “Đức Chúa Trời đã nhận được gì từ sự thờ phượng của bạn?” Xin mời các bạn cùng tôi suy ngẫm Thi Thiên này để thấy được NHIỆM VỤ CAO CẢ chúng ta cần làm đối với Chúa là gì? 1 Hỡi cả trái đất, hãy cất tiếng reo mừng cho Đức Giê-hô-va! 2 Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách vui mừng, hãy hát xướng mà đến trước mặt Ngài. 3 Phải biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời. Chính Ngài đã dựng nên chúng tôi, chúng tôi thuộc về Ngài; Chúng tôi là dân sự Ngài, là bầy chiên của đồng cỏ Ngài. 4 Hãy cảm tạ mà vào c...

Thi Thiên | Để Lời Cầu Nguyện Được Nhậm

Một trong những niềm vui to lớn nhất trong đời sống Cơ Đốc nhân là niềm vui về lời cầu nguyện được nhậm – ấy là điều khiến chúng ta có thể nói cho người khác biết rằng: “Hôm nay, Chúa có nhậm lời cầu nguyện của tôi.” Hoặc để bạn có thể nghe ai đó nói với bạn: “Xin cảm ơn bạn về sự cầu thay của bạn cho tôi và giờ để tôi kể bạn nghe việc Chúa đã làm cho tôi.” Vậy làm thế nào để lời cầu nguyện của chúng ta được nhậm? Tác giả Thi Thiên 99 đã cho chúng ta biết về điều đó. Xin mời quý vị cùng tôi đọc Thi Thiên 99:1-9 và khám phá ra ĐIỀU TIÊN QUYẾT ĐỂ LỜI CẦU NGUYỆN ĐƯỢC NHẬM . Ước ao mọi lời cầu nguyện của chúng ta đều được Chúa đáp lời khi chúng ta biết được điều này. 1 Đức Giê-hô-va cai trị: các dân hãy run sợ; Ngài ngự trên các chê-ru-bim: trái đất khá rúng động. 2 Tại Si-ôn Đức Giê-hô-va lớn thay, Ngài cao hơn hết thảy các dân. 3 Nguyện chúng ngợi khen danh rất lớn đáng sợ của Chúa, Ngài là thánh! 4 Vua có quyền năng, cũng yêu mến sự công bình; Ngài lập vững bền sự ngay thẳng, thi ...

Thi Thiên | Sự Quân Bình Giữa Yêu & Ghét

Tôi có một người bạn thường thích trích dẫn phước lành do anh ấy tự nghĩ ra hoặc mượn lời ai đó, chẳng hạn như câu: “Phước cho người nào có đời sống quân bình.” Đó là một ý hay. Chúng ta không thể dễ dàng bước đi được trừ khi chúng ta giữ được thăng bằng. Khi tôi tập lái xe đạp, ba mẹ tôi đã đặt tôi lên trên xe đạp và đẩy xe chạy, tôi không tài nào giữ được thăng bằng. Để trượt patin, trượt băng hoặc trượt tuyết, đòi hỏi bạn cần phải giữ thăng bằng. Đây cũng chính là lẽ thật của đời sống Cơ Đốc nhân, là lý do tại sao tác giả Thi Thiên đã nói trong Thi Thiên 97:1-12 và chúng ta sẽ suy ngẫm với chủ đề SỰ QUÂN BÌNH GIỮA YÊU & GHÉT . 1 Đức Giê-hô-va cai trị: đất hãy mừng rỡ; Các cù lao vô số khá vui vẻ. 2 Mây và tối tăm ở chung quanh Ngài; Sự công bình và sự ngay thẳng làm nền của ngôi Ngài, 3 Lửa bay đi trước mặt Ngài, thiêu đốt hết cừu địch bốn bên. 4 Sự chớp nhoáng Ngài soi sáng thế gian: Trái đất thấy, bèn rúng động. 5 Các núi tan chảy như sáp trước mặt Đức Giê-hô-va, trước mặt C...

Ma-thi-ơ | Chìa Khoá Nước Thiên Đàng

Chìa khóa là một công cụ được sử dụng để khóa hay mở ổ khóa. Chìa khóa được sử dụng phổ biến vì là một công cụ ít tốn kém mà vẫn có thể kiểm soát việc khóa mở cửa nhằm bảo vệ khỏi sự xâm nhập bất hợp pháp. Việc sử dụng chìa khóa là một phương pháp cũ, còn có nhiều điểm bất lợi nếu mất chìa khóa và công dụng của nó không hoàn hảo vì chìa khóa được thiết kế để dùng cho một ổ khóa nhất định. Hiện nay có nhiều loại khoá phong phú hơn, có thể không cần chìa khóa hoặc dùng kết hợp với mật khẩu hay những dấu hiệu liên quan đến dấu vân tay, mống mắt hay khuôn mặt để có thể mở được khóa. Nhưng có một loại chìa khóa đặc biệt, chìa khóa vạn năng đặt trên mỗi người mà chính bản thân của người đó cũng không biết tự thể mình là chiếc chìa khóa, đó chính là niềm tin vào Đấng Christ, Cứu Chúa của nhân loại. Lời Chúa trong Ma-thi-ơ 16:17-20 có ghi: 17 Bấy giờ, Đức Chúa Jêsus phán cùng người rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi có phước đó; vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều nầy đâu, bèn...